BizLive - Xuân Giáp Thìn 2024

1 SỨC MẠNH NỘI LỰC

Xuân Giáp Thìn 2 Hội nhập toàn cầu vươn tầm nămchâu Với mạng lưới toàn cầu trải rộng tại hơn 50 thị trường, chúng tôi có vị thế đặc biệt để giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển kinh doanh ra quốc tế và hỗ trợ các công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Với đội ngũ chuyên gia ngay tại Việt Nam và hiểu biết sâu rộng về thị trường này, chúng tôi có thể nâng cánh cho những hoài bão phát triển của bạn dù bạn ở bất cứ đâu. Truy cập: www.business.hsbc.com.vn Phát hành bởi Ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC Việt Nam.

3 SỨC MẠNH NỘI LỰC Chúc Mừng Năm Mới Địa chỉ: Lô D, Khu D1, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội Tel +84-24-62800802 *Website: http://www.veamcorp.com/ Trụ sở chính Nhà máy ô tô VEAM Địa chỉ: Khu 6, phường Bắc Sơn, TX.Bỉm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa Hotline: 1900886816 * Website: veam-motor.com 0989.970.478 TỔNG CÔNG TY MÁY ĐỘNG LỰC VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - CTCP

Xuân Giáp Thìn 4 QUÝ ĐỐI TÁC, QUÝ KHÁCH HÀNG NĂM MỚI AN KHANG, THỊNH VƯỢNG VỮNG TIẾNVƯƠN XA

5 SỨC MẠNH NỘI LỰC 1900 558 868 www.vietinbank.vn

Xuân Giáp Thìn 6 10 54 19 62 28 72 46 88 36 78 14 58 24 67 32 75 50 93 40 84 KHÓ KHĂN NHẤT ĐÃ Ở PHÍA SAU KỲ HỌP TẠO ĐỘNG LỰC MỚI TĂNG TỐC TĂNG TRƯỞNG VƯỢT QUA GIÓ NGƯỢC NGOẠI GIAO CHẮP CÁNH “CƠ HỘI BAO GIỜ CŨNG CÓ!” “THỞ PHÀO” VỚI LẠM PHÁT ĐÓN SÓNG FDI MỚI TRONG CƠN SÓNG ĐẦU TƯ CÔNG KHÔI PHỤC NIỀM TIN 2 TRIỆU TỶ CHO 2024 GIẢM LÃI, KÍCH PHỤC HỒI KHẨU VỊ TIỀN NGOẠI ĐIỂM HẸN TRÚ BÃO NGÂN HÀNG VIỆT 2023 & NHỮNG CON SỐ 6 TRỌNG TÂM CHO CHỨNG KHOÁN BAY VỀ ĐỈNH CŨ ĐỊA ỐC CHỜ KHỞI SẮC ĂN CHẮC, MẶC BỀN “SÓNG NGẦM” CHUYỂN GIAO THẾ HỆ

7 SỨC MẠNH NỘI LỰC 96 100 104 108 114 118 136 122 142 128 146 132 150 155 162 CHỨNG KHOÁN 2023: VÒNG QUAY CẢM XÚC MỞ RA CÁNH CỬA ĐẦU TƯ NĂM RỒNG "HÀNG TỶ USD ""NGẮM"" CHỨNG KHOÁN VIỆT" TIN VÀO LỢI THẾ HẠT GẠO MANG HÌNH ĐẤT NƯỚC NÔNG SẢN VIỆT VÀO TRUNG QUỐC: THỜI CƠ NÂNG HẠNG 2024 SẼ TIẾP TỤC LÀ NĂM THÀNH CÔNG CỦA GẠO VIỆT NGÀNH THÉP: XUÂN ĐANG TỚI “SẾU ĐẦU ĐÀN” NÔNG NGHIỆP CHỌN LỐI RIÊNG ĐỂ THÀNH CÔNG ĐƯỜNG ĐUA KHỐC LIỆT DẤU ẤN “BÀN TAY HỮU HÌNH” DOANH NGHIỆP BÁN LẺ BẬT LÊN TỪ ĐÁY DUYÊN VỚI CÀ PHÊ

Xuân Giáp Thìn 8 NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG Tầng 4 - Khu A Tòa nhà số 97 Trần Quốc Toản Hoàn Kiếm - Hà Nội Tel: 024 38515380; Fax: 024 38515381 Email: info@nxblaodong.com.vn Website: www.nxblaodong.com.vn Chi nhánh phía Nam Số 85 Cách mạng Tháng Tám, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh ĐT: 028 38390970; Fax: 028 39257205 CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN Giám đốc - Tổng biên tập Mai Thị Thanh Hằng Biên tập Mai Thị Thanh Hằng Chỉ đạo nội dung Hoàng Thủy Chung Chỉ đạo biên soạn Tạ Ngọc Kiên Nguyễn Thị Thảo Trình bày Hà Hùng LIÊN KẾT XUẤT BẢN Công ty cổ phần truyền thông quốc tế Diginews Số 5 Lê Đức Thọ - Mỹ Đình 2 - Nam Từ Liêm - Hà Nội NHỊP SỐNG KINH DOANH - BIZLIVE Nhipsongkinhdoanh.vn – Cuocsongkinhdoanh.vn In 1.000 cuốn, khổ 24 x 31cm, tại Công ty TNHH In và Thương mại Mê Linh Địa chỉ: số 460 Trần Quý Cáp, Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội Số xác nhận ĐKXB: 285-2024/CXBIPH/07-24/LĐ Số quyết định:69/QĐ-NXBLĐ, ngày 24/01/2024 Mã ISBN:9786043258219 In xong và nộp lưu chiểu năm 2024

9 SỨC MẠNH NỘI LỰC chứng kiến những cố gắng không mệt mỏi của nền kinh tế Việt Nam trong nỗ lực vượt qua hàng loạt rủi ro và thách thức. Càng về cuối năm, sự lạc quan càng tăng dần, khi sự ổn định của kinh tế vĩ mô, sự bền bỉ trong tăng trưởng GDP, sự gia tăng đột biến trong xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài… đã đặt nền móng cho một năm 2024 nhiều triển vọng hơn. Điểm tựa quan trọng nhất của quá trình này chính là sức mạnh nội lực của nền kinh tế, thể hiện qua sự linh hoạt thích ứng với thay đổi, đi cùng khả năng kiên nhẫn “gánh gồng” qua những thời điểm giông bão. Mặt khác, các chính sách hỗ trợ, định hướng bám sát thực tế và kiên định của bộ máy Chính phủ năm qua đã góp phần giữ vững và củng cố sự hấp dẫn của môi trường kinh doanh trong nước. Vẫn còn phải đương đầu với những biến động toàn cầu, nhưng kinh tế Việt Nam đang cho thấy nội lực đáng kể, thể hiện qua các chỉ số thống kê mới nhất trong và ngoài nước. Sự cân bằng giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng của đất nước tạo niềm tin vững chắc hơn vào tương lai. 2024 đang mở ra nhiều cơ hội mới cho cộng đồng doanh nghiệp thuộc mọi thành phần, trong bối cảnh Việt Nam đã, đang và vẫn sẽ là đối tác tin cậy và vững chắc của các nền kinh tế lớn nhất trên thế giới.

Xuân Giáp Thìn 10 KHÓ KHĂN NHẤT ĐÃ Ở PHÍA SAU Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã phục hồi lên 6,72% so với cùng kỳ trong quý 4/2023, các lĩnh vực mới có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu như nông sản cũng tiếp tục cho thấy sự cải thiện đáng kể. NGÔ ĐĂNG KHOA - VŨ BÌNH MINH * * Ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc Khối ngoại hối, thị trường vốn và Dịch vụ chứng khoán; ông Vũ Bình Minh, CFA, Giám đốc Kinh doanh Trái phiếu và Sản phẩm lãi suất, Khối thị trường vốn và Dịch vụ chứng khoán, HSBC Việt Nam.

11 SỨC MẠNH NỘI LỰC 2023 – BỨC TRANH KINH TẾ ĐA CHIỀU Sau một năm 2022 với rất nhiều diễn biến khó lường đặc biệt về câu chuyện tỷ giá – lãi suất những tháng cuối năm, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn theo mô hình chữ “V” trong năm 2023 theo dự đoán của rất nhiều chuyên gia, tổ chức. Tuy nhiên, thực tế chứng minh những khó khăn chưa hẳn đã qua, trong bối cảnh những biến động của thị trường tài chính quốc tế và trong nước đã và đang tiếp tục tạo ra nhiều rủi ro tiềm ẩn, đồng thời thách thức những nỗ lực của Chính phủ và Cơ quan điều hành chính sách tiền tệ và tài khoá nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát. Về cơ bản, nhu cầu hàng hóa toàn cầu đã suy yếu trong gần một năm qua. Bức tranh thương mại thế giới yếu kém và nhu cầu yếu từ Trung Quốc nói riêng cũng đè nặng lên mục tiêu tăng trưởng với các nước ASEAN. Trong khi đó, mặt bằng lãi suất điều hành cao hơn trong khoảng thời gian lâu hơn tại Mỹ vẫn chưa đưa lạm phát của nước này nhanh chóng quay trở lại mức mục tiêu, ít nhất là trong năm nay. Ngược lại, thị trường Trung Quốc vốn được kì vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trở lại sau khi mở cửa sau đại dịch lại cho thấy những số liệu đáng lo ngại về đà hồi phục kinh tế. Tất cả những yếu tố kể trên khiến kinh tế thế giới nói chung trải qua một năm 2023 không mấy tích cực. Quay trở lại với bức tranh trong nước trong 6 tháng đầu năm, kinh tế Việt Nam cũng có nét tương đồng với thế giới với mức tăng trưởng chậm lại đáng kể - chỉ đạt 4% - thấp hơn gần một nửa so với cùng kỳ năm trước. Tương tự như nhiều quốc gia có định hướng xuất khẩu, sự chững lại của nhu cầu đặt hàng từ các quốc gia châu Âu đã đè nặng lên cán cân thương mại của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu. Một số nhóm ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày và điện thoại đã chứng kiến sự sụt giảm 2 chữ số trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên, bức tranh thương mại tổng thể có những nét khởi sắc hơn kể từ đầu quý 4. Tháng 11 chứng kiến xuất khẩu tăng trưởng trở lại ở mức 6,7% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời đánh dấu tháng thứ 3 liên tiếp có mức tăng trưởng dương. Mặc dù các mặt hàng như dệt may và da giày vẫn chưa hồi phục, các danh mục hàng hoá khác như linh kiện máy tính, máy móc và nông sản đều cho thấy mức độ tăng trưởng ấn tượng. Mặc dù vậy, vẫn cần thận trọng với triển vọng thương mại, khi nhu cầu hàng hóa tại các đối tác thương mại lớn vẫn chưa thể hiện sự phục hồi một cách rõ nét. Trên thực tế, PMI sản xuất tiếp tục giảm xuống còn 47,3 trong tháng 11, cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều giảm. Ở phía ngược lại, nhu cầu tiêu dùng trong nước tiếp tục là trụ cột cho tăng trưởng kinh tế năm 2023. Với các chính sách nới lỏng thị thực kể từ tháng 8, ngành du lịch đặc biệt đã chứng kiến sự phục hồi bền vững, trong tháng 11, Việt Nam đã đón hơn một triệu khách du lịch quốc tế. Tháng 12, Tổng cục Thống kê công bố tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 12,6 triệu lượt, đạt mục tiêu đón 12,5-13 triệu lượt khách. Bên cạnh đó, trong khi triển vọng thương mại toàn cầu có vẻ ảm đạm thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn đang đổ vào ASEAN trong đó có Việt Nam. Tỷ trọng FDI toàn cầu của khu vực đã tăng vọt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và tăng tốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung gần đây. FDI mới vào lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay đã nhiều hơn ba năm trước. Việt Nam đã và đang trở thành một ngôi sao đang lên trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu. Trong khi phần lớn khoản đầu tư giai đoạn đầu đổ vào lĩnh vực dệt may và VỐN ĐĂNG KÝ FDI VẪN RẤT TÍCH CỰC, PHẢN ÁNH SỨC HẤP DẪN NGÀY CÀNG TĂNG CỦA VIỆT NAM VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT TRUNG TÂM SẢN XUẤT ĐANG LÊN.

Xuân Giáp Thìn 12 da giày, vốn là những nhóm sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, thì trong những năm gần đây Việt Nam đã nhanh chóng vươn lên chuỗi giá trị, phát triển thành trung tâm lắp ráp điện tử quan trọng. Đặc biệt, vốn FDI mới vào lĩnh vực sản xuất tính từ đầu năm đến nay đã vượt mức cả năm của ba năm gần nhất. Bất chấp suy thoái thương mại, xu hướng này mang lại hy vọng cho Việt Nam sẽ thấy sự phục hồi mạnh mẽ khi chu kỳ thương mại đổi hướng. Cuối cùng, lạm phát nhìn chung vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Binh quân 12 tháng năm 2023, CPI tăng 3,25% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mục tiêu bình quân 4,5% do Quốc hội đề ra. Mặc dù giá gạo trong nước đối mặt với áp lực tăng do ảnh hưởng từ giá quốc tế tăng cao, giá thịt giảm đã giúp bù đắp nhiều hơn. Tất nhiên, rủi ro lạm phát vẫn cần được theo dõi. 2024 – CÁC MẢNG MÀU MỚI Nhìn về năm 2024, chúng ta có thể thấy dường như những khó khăn nhất đã ở phía sau. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã phục hồi lên 6,72% so với cùng kỳ trong quý 4/2023. Đóng góp cho đà hồi phục này là nhờ sự cải thiện về thương mại đã bắt đầu trong quý cuối cùng của năm. Tháng 12 cũng đánh dấu là tháng thứ tư liên tiếp Việt Nam chứng kiến xuất khẩu tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, các lĩnh vực mới có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu như nông sản cũng tiếp tục cho thấy sự cải thiện đáng kể về những tháng cuối năm. Ngoài sản xuất, nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng tiếp tục là trụ cột vững chắc cho tăng trưởng. Mặc dù vậy, sự phục hồi là không đồng đều khi các mặt hàng xuất khẩu như dệt may và da giày vẫn chưa cho thấy dấu hiệu hồi phục. Có thể phải mất một thời gian mới thấy được sự phục hồi trên diện rộng trong thương mại. Mặt khác, vốn đăng ký FDI VỚI TRIỂN VỌNG TOÀN CẦU ỔN ĐỊNH VÀ LẠM PHÁT Ở MỨC VỪA PHẢI, NHÓM NGHIÊN CỨU HSBC KỲ VỌNG NHNN SẼ TIẾP TỤC GIỮ NGUYÊN MẶT BẰNG LÃI SUẤT ĐIỀU HÀNH TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI. Ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc Khối ngoại hối, thị trường vốn và Dịch vụ chứng khoán

13 SỨC MẠNH NỘI LỰC vẫn rất tích cực, phản ánh sức hấp dẫn ngày càng tăng của Việt Nam với tư cách là một trung tâm sản xuất đang lên. Trong khi đó, Chính phủ đã thông qua mục tiêu tăng trưởng GDP 6,0-6,5% vào năm 2024, phản ánh kỳ vọng về sự cải thiện trong hoạt động kinh tế trong năm sau. Về lạm phát, nhìn chung chỉ số CPI vẫn đang được kiểm soát tốt. Bất chấp một số rủi ro tăng giá từ lương thực và năng lượng, áp lực giá cả cơ bản vẫn đang thấp hơn nhiều so với mục tiêu bình quân 4,5% mà Chính phủ đề ra. Về lãi suất, bên cạnh việc duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng cùng với việc duy trì thanh khoản VNĐ dồi dào, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đạt 13,5% so với cùng kỳ tính đến 20/12, thấp hơn so với mục tiêu 14%. Với triển vọng toàn cầu ổn định và lạm phát ở mức vừa phải, nhóm nghiên cứu HSBC kỳ vọng NHNN sẽ tiếp tục giữ nguyên mặt bằng lãi suất điều hành trong thời gian sắp tới. Về tỷ giá, nhóm nghiên cứu HSBC kỳ vọng tỷ giá USD/VNĐ sẽ duy trì áp lực tăng trong nửa đầu năm 2024 vì bốn lý do chính. Thứ nhất, sự khác biệt về chính sách tiền tệ giữa Fed và NHNN có thể sẽ vẫn còn lớn. Thứ hai, thanh khoản VNĐ đặc biệt trên thị trường liên ngân hàng có thể sẽ tiếp tục duy trì dồi dào do tăng trưởng tín dụng thấp hơn kỳ vọng và giải ngân đầu tư công chưa cho thấy nhiều đột biến. Thứ ba, trong khi thặng dư thương mại và FDI của Việt Nam có thể duy trì ở mức cao, những biến động trên thị trường quốc tế có thể tiếp tục gây tác động tiêu cực tới thương mại. Cuối cùng, đồng USD nói chung được dự báo sẽ vẫn tiếp tục duy trì mạnh lên trong nửa đầu năm 2024, bên cạnh sự suy yếu của đồng Nhân dân tệ (CNY), từ đó cũng tác động trực tiếp lên biến động của tỷ giá USD-VND. BẤT CHẤP MỘT SỐ RỦI RO TĂNG GIÁ TỪ LƯƠNG THỰC VÀ NĂNG LƯỢNG, ÁP LỰC GIÁ CẢ CƠ BẢN VẪN ĐANG THẤP HƠN NHIỀU SO VỚI MỤC TIÊU BÌNH QUÂN 4,5% MÀ CHÍNH PHỦ ĐỀ RA. Ông Vũ Bình Minh, CFA, Giám đốc Kinh doanh Trái phiếu và Sản phẩm lãi suất, Khối thị trường vốn và Dịch vụ chứng khoán, HSBC Việt Nam

Xuân Giáp Thìn 14 KỲ HỌP TẠO ĐỘNG LỰC MỚI Không chỉ là kỳ họp Quốc hội cuối năm, Kỳ họp thứ 6 còn là kỳ họp giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá, sơ kết việc thực hiện các kế hoạch 5 năm mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ta đã đề ra, nhất là những nội dung quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh… Vì lẽ đó, trước kỳ họp, cử tri và Nhân dân cả nước đã rất kỳ vọng vào những quyết sách được thông qua tại kỳ họp, đặc biệt là khi các nội dung trình Kỳ họp thứ 6 đã được chuẩn bị “từ xa, từ sớm”, các dự thảo luật, dự thảo nghị quyết đã qua nhiều vòng thảo luận, tọa đàm, hội nghị, thẩm tra, đồng thời, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến trước khi trình Quốc hội. HOÀN THÀNH NHIỀU VIỆC LỚN Cuối tháng 11/2023, sau 22,5 ngày làm việc, Quốc hội đã khép lại Kỳ họp thứ 6 với khối lượng công việc lớn, thảo luận, cho ý kiến, thông qua nhiều quyết sách quan trọng. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định: “Kỳ họp đã thành công tốt đẹp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn. Mặc dù có những điều chỉnh về chương trình, bổ sung nội dung và đều là những vấn đề khó, phức tạp nhưng kỳ họp bảo đảm sự thông suốt, linh hoạt, hiệu quả”. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua tới 7 luật: Luật Căn cước; Luật Kinh NĂM 2023, KINH TẾ VIỆT NAM ĐÃ DẦN PHỤC HỒI, NHƯNG VẪN CÒN BỘN BỀ KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC VỚI NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP, CẦN NHỮNG QUYẾT SÁCH KỊP THỜI ĐỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỰC TIỄN. GIỮA BỐI CẢNH ĐÓ, KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHÓA XV ĐÃ “HOÀN THÀNH KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC LỚN NHẤT TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY” TRÊN CẢ 3 LĨNH VỰC LẬP PHÁP, GIÁM SÁT VÀ QUYẾT ĐỊNH NHIỀU VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG. HÀ THU

15 SỨC MẠNH NỘI LỰC doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); cùng 9 nghị quyết. Đồng thời, Quốc hội đã cho ý kiến lần thứ 3 đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), cho ý kiến lần 2 đối với dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và cho ý kiến lần đầu đối với 8 dự án luật khác. Bên cạnh nội dung trọng tâm là công tác lập pháp, Quốc hội cũng chú trọng đến công tác giám sát, nhất là giám sát tối cao triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia để thấy được những vướng mắc, những khó khăn tồn tại hạn chế của các cấp ngành trong triển khai thực hiện. Từ đó, Quốc hội có nghị quyết để tiếp tục là cơ sở cho Chính phủ và các bộ, ngành trung ương và địa phương tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả hơn. Cùng với đó, Quốc hội đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Đây được xem là phương thức giám sát quan trọng, thể hiện sự ghi nhận, đánh giá của Quốc hội đối với những nỗ lực, cố gắng và kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ đến nay đối với những chức danh được lấy phiếu tín nhiệm. Toàn cảnh phiên bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV - Ảnh: Media Quốc hội

Xuân Giáp Thìn 16 Cũng tại kỳ họp, lần đầu tiên trong nhiệm kỳ khoá XV, Quốc hội tổ chức chất vấn tất cả thành viên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Tại phiên chất vấn đặc biệt này, những tồn tại, hạn chế trong từng lĩnh vực từ kinh tế, xã hội đến văn hoá, giáo dục, an sinh xã hội, quốc phòng an ninh... đều đã được các đại biểu Quốc hội đặt ra, yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành, thành viên Chính phủ giải trình, làm rõ trách nhiệm, đưa ra những giải pháp, cam kết thực hiện trong thời gian tới. Qua đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về tiếp tục thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đâu nhiêm ky khóa XV đên hết Ky hop thư 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn, trong đó xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm phải tập trung thực hiện trong từng lĩnh vực để khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và kiến tạo sự phát triển mới. Ngoài ra, Quốc hội đã xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước, có nhiều quyết sách kịp thời để đưa đất nước vượt qua khó khăn, phục hồi nhanh và phát triển bền vững trong thời gian tới. KỲ VỌNG TẠO ĐÀ Đánh giá về kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, đây là kỳ họp Quốc hội đã hoàn thành khối lượng công việc rất lớn, lớn nhất từ trước đến nay. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Kỳ họp thứ 6 là kỳ họp chất lượng, đổi mới trong hoạt động để chọn ra các vấn đề trọng tâm, trọng điểm và tiếp cận với các đối tượng chịu tác động của chính sách rất kỹ và rất thấu đáo. Trong đó, đã thông qua cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ hay việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Đây là quyết sách rất kịp thời để tháo gỡ vướng mắc cho dự án giao thông quan trọng cũng như tăng nguồn thu ngân sách của đất nước trong năm 2024 và những năm tiếp theo. Và mặc dù, tại kỳ họp, Quốc hội đã quyết định điều chỉnh thời điểm trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sang kỳ họp gần nhất, song theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, “việc điều chỉnh thời điểm trình Quốc hội xem xét, thông qua hai dự án luật này thể hiện tinh thần cẩn trọng, trách nhiệm của Quốc hội để bảo đảm các luật khi được ban hành phải đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, bền vững, đặc biệt là không xung đột, mâu thuẫn, chồng chéo với các luật khác”. Nhiều đại biểu và chuyên gia cũng đồng tình rằng việc điều chỉnh này thể hiện sự linh hoạt và thận trọng của Quốc hội trong quá trình lập pháp. Bởi lẽ đây là hai dự án luật còn nhiều nội dung có ý kiến khác nhau, cần thiết phải có sự xem xét kỹ lưỡng hơn. Nếu không, những vướng mắc trong thực tế chưa tháo gỡ được, khi luật có hiệu lực lại tiếp tục phát sinh những "điểm nghẽn". “KỲ HỌP ĐÃ THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP, ĐÁP ỨNG NGÀY CÀNG TỐT HƠN YÊU CẦU THỰC TIỄN. MẶC DÙ CÓ NHỮNG ĐIỀU CHỈNH VỀ CHƯƠNG TRÌNH, BỔ SUNG NỘI DUNG VÀ ĐỀU LÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KHÓ, PHỨC TẠP NHƯNG KỲ HỌP BẢO ĐẢM SỰ THÔNG SUỐT, LINH HOẠT, HIỆU QUẢ”. CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh: Media Quốc hội

17 SỨC MẠNH NỘI LỰC Dẫu vậy, việc điều chỉnh này cũng không phải mất quá nhiều thời gian khi vào giữa tháng 1/2024, Quốc hội đã tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ 5 và chính thức thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) với sự thống nhất cao. Đồng thời, Quốc hội cũng thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Nghị quyết về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 20212025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn. Có thể thấy, mặc dù đã hoàn thành một khối lượng công việc rất lớn tại Kỳ họp thứ 6, song với tinh thần bám sát thực tiễn vì sự phát triển chung của đất nước, Quốc hội đã luôn sáng đèn để có nhiều quyết sách góp phần quan trọng cho việc hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và tạo động lực mới tăng trưởng năm 2024 - năm bản lề mà theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá là có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. “VIỆC ĐIỀU CHỈNH THỜI ĐIỂM TRÌNH QUỐC HỘI XEM XÉT, THÔNG QUA HAI DỰ ÁN LUẬT NÀY THỂ HIỆN TINH THẦN CẨN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM CỦA QUỐC HỘI ĐỂ BẢO ĐẢM CÁC LUẬT KHI ĐƯỢC BAN HÀNH PHẢI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CUỘC SỐNG, BỀN VỮNG, ĐẶC BIỆT LÀ KHÔNG XUNG ĐỘT, MÂU THUẪN, CHỒNG CHÉO VỚI CÁC LUẬT KHÁC” TỔNG THƯ KÝ QUỐC HỘI, CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI BÙI VĂN CƯỜNG Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường - Ảnh: Media Quốc hội

Xuân Giáp Thìn 18

19 SỨC MẠNH NỘI LỰC TĂNG TỐC TĂNG TRƯỞNG Vượt lên những khó khăn, thách thức và xu hướng tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đứng vững và GDP năm 2023 vẫn thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao nhất khu vực cũng như thế giới. HOÀNG HÀ Năm 2023, tăng trưởng kinh tế toàn cầu tiếp tục xu hướng chậm lại, năm sau thấp hơn năm trước. Nếu như năm 2022, tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức 3,5%, thì năm 2023 theo dự báo của IMF ở mức 3% và theo Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ ở mức 2,1%. Trong khu vực, Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á tháng 12/2023 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng năm 2023 của Indonesia và Philippines lần lượt đạt 5% và 5,7%, trong khi, Singapore đạt 1%, Malaysia dự báo đạt 4,2% và Thái Lan đạt 2,5%. Giữa bối cảnh bức tranh kinh tế toàn cầu và khu vực nhiều gam màu xám, tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam vẫn đạt 5,05%, dù không đạt mục tiêu Nghị quyết của Quốc hội đề ra song vẫn là con số đáng tự hào, giúp Việt Nam thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Mức tăng trưởng này cũng thể hiện nỗ lực rất lớn trong bối cảnh tình hình chung toàn cầu rất khó khăn, nền kinh tế Việt Nam với độ mở lớn vừa chịu nhiều áp lực từ bên ngoài, vừa chịu ảnh hưởng khi các động lực tăng trưởng nội tại của nền kinh tế cũng có dấu hiệu chậm lại. Trong năm qua, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức 3,25%, thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra. Đồng thời, thu hút FDI vẫn là “điểm sáng” với số vốn thực hiện đạt kỷ lục hơn 23 tỷ USD, xuất khẩu tiếp tục phát huy được vai trò trụ cột tăng trưởng của nền kinh tế, khu vực nông nghiệp là điểm sáng và là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế trong khó khăn; khu vực dịch vụ phát triển khá sôi động, khu vực công nghiệp và xây dựng từng bước phục hồi.

Xuân Giáp Thìn 20 Cùng với đó, xếp hạng tín nhiệm quốc gia và vị thế quốc tế tiếp tục được cải thiện. Fitch Ratings đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+ (từ mức BB), với triển vọng "Ổn định". Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 431 tỷ USD, tăng 1 bậc lên thứ 32/100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới. Fitch Ratings đánh giá chính sách tài chính tiền tệ của Việt Nam đã hỗ trợ rất nhiều cho nền kinh tế đất nước và dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 6,3% vào năm 2024 và 7% vào năm 2025. Tương tự, HSBC đánh giá kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đặt nền móng cho đà phục hồi, đến năm 2024, tăng trưởng của Việt Nam có thể tăng tốc lên 6,3% và lạm phát bình quân ở mức 3,3%. Tại diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023, đánh giá về tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng chính nhờ các chính sách, giải pháp đúng đắn, kịp thời, chưa từng có tiền lệ thời gian qua, Việt Nam cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức trước “những cơn gió ngược” và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện. PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng nhìn nhận, sau 3 năm trải qua đại dịch COVID và vượt qua khó khăn, nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững, tạo được đà và thế tăng trưởng. “Thành tích đó chứng tỏ năng lực trụ hạng, khả năng đối mặt các cơn gió ngược rất ấn tượng của nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam xứng đáng với lời khen tặng ‘là ngôi sao sáng giữa bầu trời kinh tế thế giới ảm đạm năm 2023’ cũng như đánh giá tích cực của cộng đồng thế giới về sức hấp dẫn đầu tư và triển vọng tươi sáng”, PGS. TS Trần Đình Thiên nhìn nhận. Năm 2023, với xu hướng tăng trưởng cải thiện quý sau cao hơn quý trước, sẽ là tiền đề cho sự phục hồi mạnh mẽ hơn của kinh tế Việt Nam trong năm 2024. Dù những khó khăn trong nội tại nền kinh tế của năm 2023 được dự báo kéo dài đến năm 2024, nhưng với quyết tâm ưu tiên của Quốc hội và Chính phủ là tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, các tổ chức quốc tế cũng như các chuyên gia tin tưởng Việt Nam có thể đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024 từ 6%-6,5% như mục tiêu đề ra. BỆ PHÓNG CHO KINH TẾ NĂM 2024 TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV Nhìn lại năm 2023 có thể thấy rằng dù đối mặt nhiều thách thức từ những biến động, rủi ro bên ngoài lẫn những khó khăn nội tại, song nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng trên 5%. Đây là mức tăng trưởng đáng ghi nhận và cho thấy đã có những dấu hiệu phục hồi rõ nét, đặc biệt trong nửa cuối năm, một phần là nhờ xuất khẩu và đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh điểm sáng về GDP, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm qua cũng rất ổn định. Gần đây, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings đã quyết định nâng hạng tín nhiệm cho Việt Nam, triển vọng ổn định, yếu tố này chắc chắn tác động tích cực đến đầu tư, thương mại thời gian tới. Một điểm sáng nữa của kinh tế Việt Nam trong năm 2023 là kinh VIỆT NAM XỨNG ĐÁNG VỚI LỜI KHEN TẶNG ‘LÀ NGÔI SAO SÁNG GIỮA BẦU TRỜI KINH TẾ THẾ GIỚI ẢM ĐẠM NĂM 2023’ CŨNG NHƯ ĐÁNH GIÁ TÍCH CỰC CỦA CỘNG ĐỒNG THẾ GIỚI VỀ SỨC HẤP DẪN ĐẦU TƯ VÀ TRIỂN VỌNG TƯƠI SÁNG. PGS.TS TRẦN ĐÌNH THIÊN NGUYÊN VIỆN TRƯỞNG VIỆN KINH TẾ VIỆT NAM

21 SỨC MẠNH NỘI LỰC TÔI TIN RẰNG NHỮNG ĐIỂM SÁNG CỦA KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 SẼ LÀ NỀN TẢNG RẤT TỐT ĐỂ TẠO BỆ PHÓNG CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG NĂM 2024. DO ĐÓ, NĂM TỚI KINH TẾ VIỆT NAM CÓ THỂ TĂNG TRƯỞNG TỪ 6 - 6,5%, LẠM PHÁT HOÀN TOÀN TRONG TẦM KIỂM SOÁT KHOẢNG 3,5% - 4%”. TS. CẤN VĂN LỰC - CHUYÊN GIA KINH TẾ TRƯỞNG BIDV KIÊM GIÁM ĐỐC VIỆN ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU BIDV tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn cũng chuyển biến rất tích cực, đặc biệt trong ngành dệt may ngành điện tử, ngành năng lượng cũng như ngành nông nghiệp đang chuyển biến rất tốt. Cùng với đó, thể chế của Việt Nam đang có nhiều thay đổi tích cực, rất nhiều luật quan trọng đã được Quốc hội thông qua mới đây và chuẩn bị thông qua ví như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Giao dịch điện tử. Ngoài ra, công tác ngoại giao nói chung và ngoại giao kinh tế nói riêng năm vừa qua cũng đã rất thành công. Tôi tin rằng những điểm sáng của kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ là nền tảng rất tốt để tạo bệ phóng cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2024. Do đó, năm tới kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng từ 6%-6,5%, lạm phát hoàn toàn trong tầm kiểm soát khoảng 3,5%- 4%. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng, trong thời gian tới, cơ hội và thách thức vẫn đan xen. Để lấy lại đà phát triển nhanh và bền vững, đòi hỏi Quốc hội và Chính phủ cần thực hiện nhiều chính sách, giải pháp vừa đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao khả năng chống chịu, củng cố các động lực tăng trưởng truyền thống vừa tạo không gian đủ rộng để khai thác hiệu quả các mô hình, động lực tăng trưởng mới, góp phần quan trọng phục hồi và phát triển nhanh, bền vững và bao trùm trong thời gian tới. DỐC TOÀN LỰC CHO CHẶNG ĐƯỜNG VỀ ĐÍCH Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Năm 2023, dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng nền kinh tê Viêt Nam đã đạt được kết quả khả quan cho thấy xu hướng tiếp tục phục hồi với mức tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. Trong năm qua, khu vực nông, lâm nghiêp va thuy san tiếp tục là “bệ đỡ” của nền kinh tế; khối ngành dịch vụ đang từng bước phục hồi vơi điêm sang la hoạt động du lịch; hoạt đông công nghiệp dần phục hồi, chỉ số sản xuất công nghiệp đã có xu hướng tăng nhe trơ lai. Bên cạnh đó, Chinh phu nô lưc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công la động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng. Đồng thời, lạm phát được kiểm soát hiệu quả sẽ giúp ổn định dòng tiền là yếu tố quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Sang năm 2024, dư bao các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Hâu qua cua đai dich COVID-19 vân con dai dăng. Lam phat ơ môt sô nên kinh tê lơn nhiêu kha năng vân ở mức cao do tiêp tuc duy tri chính sách tiền tê thăt chăt. Nơ công tiêp tuc gia tăng. Tăng trưởng thương mại toàn cầu tiếp tục xu hướng thấp, chịu ảnh hưởng từ cạnh tranh địa chính trị diễn biến căng thẳng, khó lường. Áp lực từ giá dầu thô, lương thực biến động mạnh, tăng lãi suất kéo dài ơ nhiều quốc gia… Kha năng phuc hôi cua kinh tế toàn cầu chưa ro rang.

Xuân Giáp Thìn 22 NĂM 2024 CUNG LA NĂM BƯT PHA CUA CHĂNG ĐƯƠNG KINH TÊ 5 NĂM 2021 - 2025. DO ĐO, CHINH PHU, CAC BÔ NGANH, ĐIA PHƯƠNG SE DÔC TOAN LƯC CHO CHĂNG ĐƯƠNG VÊ ĐICH NAY. BÀ NGUYỄN THỊ HƯƠNG TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỐNG KÊ Ở trong nươc, tuy thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng đông lưc truyên thông con yêu, đông lưc mơi chưa ro rang nên năm 2024 dư bao kinh tê Viêt Nam vân phai đôi măt vơi nhiêu kho khăn, thach thưc. Tac đông tư sư suy giảm cua nên kinh tê thê giơi dôn nen tư thơi đai dich tơi nay nhiêu kha năng vẫn se tiêp tuc tac đông đên nên kinh tê Viêt Nam it nhât trong nưa đâu năm 2024 trươc khi đon nhân nhưng dâu hiêu tich cưc, kha quan hơn. Tuy vây, kinh tê Viêt Nam se vân co cơ hôi phuc hôi tich cưc hơn nêu các chính sách hỗ trợ được ban hành trong năm 2023 có tác động rõ nét hơn vào nền kinh tế; các động lực về đầu tư (bao gồm cả đầu tư tư nhân, FDI, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước), tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ; các vấn đề tồn đọng, bất cập kéo dài được tập trung tháo gỡ, chuyển biến tích cực hơn trong năm 2024, nhất là vướng mắc của doanh nghiệp, dự án đầu tư, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp… Khu vưc nông, lâm nghiêp va thuy san sẽ tiêp đà tăng trưởng tích cực trong năm 2023, hiêu qua cua chiến lược phát triển nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vừa đảm bảo nguồn cung và an ninh lương thực vừa phát triển nông nghiệp, khai thác, nuôi trồng thủy sản bền vững, hoat đông san xuât nông, lâm nghiêp va thuy san dư bao tiêp tuc ôn đinh. Khu vực công nghiệp và xây dựng dư bao tiếp tục gặp nhiều thách thức trước bối cảnh kinh tế toàn cầu dự báo phục hồi chậm, nhu câu thê giơi yêu, thi trương thê giơi thu hep, lưu thông va luân chuyên hang hoa thương mai thê giơi con kho khăn do gia ca tăng, khan hiêm nguyên vât liêu. Đặc biệt ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong nước vẫn phải đối diện với tình trạng đơn hàng giảm, chi phí đầu vào cao. Thị trường bất động sản suy giảm tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều ngành sản xuất có liên quan. Bên cạnh đó, nhiều dự án đầu tư công sẽ được đẩy mạnh trong năm 2024 cũng sẽ góp phần cho tăng trưởng của nước ta trong năm tới. Khu vực dịch vụ dự báo vân la điểm sáng trong năm 2024. Một số ngành thương mại có thể duy trì đà tăng trưởng bởi các chính sách thương mại và thúc đẩy tiêu dùng nội địa như: ngành vận tải hàng không, ban buôn ban le, dich vu lưu tru, ăn uông, dich vu tai chinh, dich vu du lich… Cac nganh dich vu phi thi trương dư bao vân ổn đinh. Năm 2024 cung la năm bưt pha cua chăng đương kinh tê 5 năm 20212025. Do đo, Chinh phu, cac Bô nganh, đia phương se dôc toan lưc cho chăng đương vê đich nay. Đây co thê la nhưng thuân lơi mang tinh chu quan nhưng cung la ap lưc lơn cho hoat đông kinh tê cua đât nươc. Trong bối cảnh thế giới nhiều bất định, Viêt Nam cân tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đây là nền tảng quan trọng để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng như kỳ vọng. Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê - Ảnh: Tổng cục Thống kê

23 SỨC MẠNH NỘI LỰC Top 50 Doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc nhất Việt Nam 2023 là bảng xếp hạng uy tín được Vietnam Report công bố từ năm 2017, đánh giá dựa trên chỉ số lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp bắt buộc phải thỏa mãn thêm 2 tiêu chí là 3 năm liên tiếp có tên trong bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (Profit500) và Doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh cao và ổn định trong giai đoạn 2022-2023. Với những kết quả tích cực, năm nay, Tập đoàn GELEX tiếp tục được vinh danh trong cả 2 bảng xếp hạng: Top 50 Doanh nghiệp Lợi nhuận Xuất sắc Việt Nam và Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam. Riêng nhóm doanh nghiệp tư nhân, GELEX đứng thứ 33, tăng 2 bậc so với năm 2022. Thành lập năm 1990, Tập đoàn GELEX phát triển ấn tượng cùng quá trình chuyển đổi và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong hơn 3 thập kỷ qua. Thông qua các công ty thành viên, GELEX sở hữu các Thương hiệu Quốc gia uy tín như: Viglacera, Dây cáp điện CADIVI, Máy biến áp THIBIDI và các thương hiệu nổi tiếng khác như: Thiết bị đo điện EMIC, Động cơ điện HEM, Dây đồng CFT, Nhà máy nước sạch Sông Đà… Hiện, GELEX đang đầu tư trong các lĩnh vực cốt lõi là Sản xuất công nghiệp (Thiết bị điện, Vật liệu xây dựng) và Hạ tầng (Năng lượng tái tạo, Nước sạch, Khu công nghiệp và Bất động sản công nghiệp); Nhà ở xã hội… Trong các lĩnh vực hoạt động của mình, GELEX luôn theo đuổi văn hóa chủ động đổi mới và sáng tạo, uy tín là sức mạnh, quản trị minh bạch và mang đến giá trị tích lũy lâu dài, bền vững cho khách hàng, cổ đông, người lao động và cộng đồng. Với tư duy toàn cầu, hiện, GELEX đang triển khai chiến lược phát triển hệ sinh thái đối tác với các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu, qua đó để mở rộng thị trường và chuỗi giá trị cho các lĩnh vực đầu tư cốt lõi của Tập đoàn. Mới đây, Forbes Việt Nam vinh danh GELEX trong “Top 25 thương hiệu công ty trong lĩnh vực hàng tiêu dùng cá nhân và công nghiệp dẫn đầu”. Năm 2023, lần đầu tiên, GELEX có mặt trong Bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam của Brand Finance và được định giá giá trị thương hiệu là 96 triệu USD. GELEX LẦN THỨ 4 LỌT TOP 50 DOANH NGHIỆP LỢI NHUẬN XUẤT SẮC NHẤT VIỆT NAM 2023 Điều này đã ghi dấu ấn tích cực, khẳng định tầm vóc, uy tín của GELEX trong hành trình trở thành Tập đoàn đầu tư hàng đầu Việt Nam.

Xuân Giáp Thìn 24 C hủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2023 ngày 19/9/2023 rằng, nhờ các chính sách, giải pháp đúng đắn, kịp thời, chưa từng có tiền lệ thời gian qua, Việt Nam đã cơ bản vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức trước “những cơn gió ngược” và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện. VƯỢT QUA GIÓ NGƯỢC "Xét về ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn, Việt Nam đều cần tập trung phát huy tối đa nội lực, trong đó đề cao, coi trọng năng lực nội sinh; tranh thủ, khai thác hiệu quả ngoại lực, kiến tạo động lực tăng trưởng mới”. NHỜ CÁC CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP ĐÚNG ĐẮN, KỊP THỜI, CHƯA TỪNG CÓ TIỀN LỆ THỜI GIAN QUA, VIỆT NAM ĐÃ CƠ BẢN VỮNG VÀNG VƯỢT QUA KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC TRƯỚC “NHỮNG CƠN GIÓ NGƯỢC” VÀ ĐẠT ĐƯỢC NHIỀU KẾT QUẢ QUAN TRỌNG, KHÁ TOÀN DIỆN. HÀ ANH Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

25 SỨC MẠNH NỘI LỰC Nền kinh tế duy trì được đà tăng trưởng và là một điểm sáng "trong bức tranh xám màu" của kinh tế toàn cầu. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, xếp hạng tín nhiệm quốc gia và vị thế quốc tế tiếp tục được cải thiện. Mặc dù đạt được những kết quả quan trọng trong thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội cho biết, nền kinh tế còn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều động lực tăng trưởng chính có dấu hiệu chậm lại, thậm chí suy giảm và chịu áp lực rất lớn từ bên ngoài. Ông nêu rõ, đất nước vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thử thách; trong đó nhiều diễn biến mới xuất hiện, gay gắt, nặng nề hơn so với dự báo. Trong nước, sức chống chịu của nhiều doanh nghiệp đã tới hạn. “Đây đều là những vấn đề vừa cơ bản, dài hạn, vừa mang tính thời sự, cấp bách, đòi hỏi phải có giải pháp ứng phó ngay trong ngắn hạn và giải pháp căn cơ có tầm chiến lược lâu dài”, Chủ tịch Quốc hội nói. Ông đặc biệt đề cập về việc phát huy tối đa nội lực, trong đó đề cao, coi trọng năng lực nội sinh, tranh thủ, khai thác hiệu quả ngoại lực, kiến tạo động lực tăng trưởng mới, là chìa khoá để thích ứng, chống chọi và phát triển trong bối cảnh mới nhiều biến động, rủi ro ngày càng gia tăng. Đây cũng là những nội dung hết sức quan trọng trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, và cũng là thông điệp xuyên suốt, nhất quán, gắn liền với chủ đề của Diễn đàn. Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, sau đại dịch Covid-19, trên con đường hồi phục, hầu hết các nền kinh tế thế giới lại phải gặp thách thức lớn. Việc Quốc hội, Chính phủ Việt Nam ban hành và triển khai thực hiện các chính sách, giải pháp quyết liệt, kịp thời, sát thực, kể cả chưa từng có tiền lệ trong suốt 2,5 năm qua từ sau Đại hội XIII của Đảng đã đưa Việt Nam cơ bản vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, được quốc tế và trong nước ghi nhận. Nền kinh tế vẫn duy trì được đà tăng trưởng và vẫn là một điểm sáng trong "bức tranh màu xám" của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, từ quý 4/2022, kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại, cả ba động lực tăng trưởng hiện nay của nền kinh tế đều gặp khó khăn. Do đó, bài toán đặt ra cần “làm mới” các động lực tăng trưởng cũ, khai thác hiệu quả những động lực tăng trưởng mới, đặc biệt là các động lực như phát triển kinh tế số, tăng năng suất lao động và năng suất các yếu tố tổng hợp, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, hoàn thiện và nâng cao chất lượng CẦN “LÀM MỚI” CÁC ĐỘNG LỰC TĂNG TRƯỞNG CŨ, KHAI THÁC HIỆU QUẢ NHỮNG ĐỘNG LỰC TĂNG TRƯỞNG MỚI.

Xuân Giáp Thìn 26 thể chế, nhất là cho chuyển đổi số một cách bền vững, an toàn, chuyển đổi năng lượng công bằng, thích ứng biến đổi khí hậu. Đồng thời, tăng cường phối hợp với các quốc gia trong việc duy trì các chuỗi cung ứng hiện có, hợp tác phát triển các chuỗi cung ứng có tính chất chiến lược, có tính đột phá, lan toả, nâng cao vị thế Việt Nam trong các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Động lực nội sinh của nền kinh tế cần phát triển các khu vực sản xuất gồm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, kích cầu tiêu dùng, phát triển thị trường nội địa và nâng cao năng suất lao động. Thực hiện đồng bộ, cộng hưởng các yếu tố này sẽ phát huy tổng hợp sức mạnh nội sinh của nền kinh tế. Cần nghiên cứu, ban hành mới hoặc kéo dài các chính sách tiền tệ, chính sách thuế, phí, lệ phí... để hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Thực hiện đồng bộ các giải pháp, sớm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, cơ cấu lại các loại thị trường; thúc đẩy phát triển và quản lý chặt chẽ các thị trường tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản. Với mục tiêu khai thác hiệu quả “ngoại lực”, cần phát huy các động lực từ thu hút hiệu quả đầu. tư nước ngoài và đẩy mạnh xuất khẩu, hướng tới bền vững. Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết và xúc tiến, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới, các nhà đầu tư chiến lược, phát triển các ngành kinh tế mới, có công nghệ hiện đại, có kế hoạch đầu tư cho nghiên cứu và triển khai, có kết nối, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp trong nước. Cần tranh thủ tối đa các thị trường xuất khẩu chủ lực, truyền thống, phát triển thị trường mới, đáp ứng nhanh, kịp thời yêu cầu mới của nước đối tác xuất khẩu. Khai thác tốt hơn các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, thực hiện hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, đa dạng hàng hóa và thị trường xuất khẩu, đầu tư. Về kiến tạo các động lực tăng trưởng mới, tập trung vào các động lực chủ yếu về thúc đẩy liên kết vùng, phục hồi và tăng trưởng của các đầu tàu nền kinh tế; phát triển khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nội địa; đẩy mạnh kinh tế số, kinh tế xanh; hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế và nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu và năng cao năng lực tự chủ, tự lực của nền kinh tế. THỰC HIỆN ĐỒNG BỘ CÁC GIẢI PHÁP, SỚM THÁO GỠ CÁC KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, CƠ CẤU LẠI CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG; THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ CHẶT CHẼ CÁC THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ, CHỨNG KHOÁN, BẢO HIỂM, TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP, BẤT ĐỘNG SẢN.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==