BizLive - Xuân Giáp Thìn 2024

Xuân Giáp Thìn 64 vĩ mô ổn định (tỷ giá và lạm phát được kiểm soát), chính sách tiền tệ thuận lợi (mặt bằng lãi suất đang ở mức thấp trong lịch sử), tiêu dùng trong nước vẫn còn tiềm năng lớn để phát triển khi cơ cấu dân số vẫn trong giai đoạn vàng và dòng vốn FDI tích cực nhờ xu hướng chuyển dịch và lợi thế từ câu chuyện Trung Quốc +1. Bên cạnh đó, việc nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi cũng được kỳ vọng giúp thu hút hàng tỷ USD đổ vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể thu hút dòng vốn quỹ ngoại một cách dài hạn hơn, thị trường chứng khoán cần phát triển một cách sâu rộng hơn, bao gồm: Đẩy mạnh số lượng doanh nghiệp niêm yết trên sàn nhằm đa dạng hóa các ngành nghề niêm yết và từ đó các doanh nghiệp cũng sẽ giảm phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng; tăng tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư tổ chức (bao gồm cả quỹ hưu trí) để giúp thị trường ổn định hơn. TIỀN NGOẠI CHỌN LỌC Mặc dù bán ròng trên thị trường chứng khoán nhưng tiền ngoại thực tế không rút khỏi thị trường tài chính Việt Nam, thậm chí nhiều thương vụ tỷ USD đã ghi nhận trong thời gian qua thông qua các thương vụ mua cổ phần chiến lược, M&A ngoài sàn. Nổi bật nhất là thương vụ SMBC mua 15% cổ phần VPBank trong đợt chào bán riêng lẻ với giá trị khoảng 1,5 tỷ USD giữa năm 2023. Hay Daytona Investments mua cổ phần Sữa Quốc Tế (IDP); Hana Securites trở thành cổ đông chiến lược của Chứng khoán BSC; ASKA Pharmaceutical liên tục tăng sở hữu tại Dược Hà Tây (DHT) qua các đợt chào bán riêng lẻ. Với hoạt động mua bán, sáp nhập ngoài sàn có thể kể đến như thương vụ SMBC mua 49% cổ phần FE ĐỂ CÓ THỂ THU HÚT DÒNG VỐN QUỸ NGOẠI MỘT CÁCH DÀI HẠN HƠN, BÊN CẠNH VIỆC ĐƯỢC NÂNG HẠNG TỪ THỊ TRƯỜNG CẬN BIÊN LÊN THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI ĐỂ CÓ THỂ KÍCH HOẠT MỘT LƯỢNG VỐN QUỸ ETF VÀ CHỦ ĐỘNG, THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NÊN PHÁT TRIỂN MỘT CÁCH SÂU RỘNG HƠN. BÀ HOÀNG VIỆT PHƯƠNG, GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ (SSI RESEARCH)

RkJQdWJsaXNoZXIy MTA3Mzg1MA==